Tìm hiểu cách chụp ảnh phong cảnh thể loại Cityscape ấn tượng nhất

Bài viết dưới đây Bình Minh Digital sẽ gợi ý đến bạn một số kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh thể loại Cityscape hoàn hảo nhất. Đừng bở lở nhé!
Chuẩn bị
Thiết bị
Để có được bức ảnh phong cảnh Cityscape thật sự ấn tượng bạn nhất thiết phải có một ống kính góc rộng (ultrawide) với tiêu cự <20mm (trên máy Fulframe), ngoài ra nếu có thêm một ống kính tele thì càng tốt dùng để lấy một số góc cận cảnh. Ngoài ra body thì có máy Fulframe có chế độ liveview (sử dụng để lấy nét manual) là tốt nhất, một bộ filter GND, một chân máy vững chắc và các đồ dùng vệ sinh máy. Nên nhớ máy không nên để trong phòng điều hoà hoặc nếu có thì khi ra khỏi phòng cần chờ một lúc để lens hết bị ngưng tụ hơi nước, vệ sinh qua trước khi chụp.
Khảo sát địa điểm
Trước khi đến bất cứ một địa điểm du lịch nào còn mới lạ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm du lịch nước đó hoặc những địa điểm du lịch nổi tiếng hay những góc ảnh mà các nhiếp ảnh gia đã chụp ở đây từ đó tải về cho mình một số ảnh phong cảnh để nghiên cứu.
Sau đó đến địa điểm đó để khảo sát, xác định trước vị trí, góc chụp để lúc chụp được tiện lợi và nhanh chóng. Việc khảo sát bao gồm chọn tối thiểu 2 góc chụp có view đẹp nhất, xác định hướng mặt trời lặn và mọc một cách chính xác.
Gần đến thời điểm mặt trời lên hoặc xuống, bạn hãy sẵn sàng súng ống lắp trên tripod, filter gắn sẵn lên lens chuẩn bị chiến đấu.
Kiểm tra trước điều kiện thời tiết
Việc này cũng quan trọng không kém khi muốn thực hiện những bức ảnh phong cảnh Cityscape. Khi chụp ảnh phong cảnh thì yếu tố thiên nhiên đóng vai trò lớn và có thể tạo ra những điểm khác biệt trong bức ảnh của bạn. Rất khó để bạn có thể chụp được những bức ảnh phong cảnh đẹp trong trời mưa tầm tã hay đơn giản là khi thời tiết xấu. Tuy vậy thì nếu hoàng hôn xuống ngay sau cơn mưa sẽ là một cơ hội vô vô cùng lớn cho các nhiếp ảnh gia, bởi lúc đó bão tố tạo ra bầu trời không có đầy đủ màu sắc và kết cấu, cung cấp một cảm giác ảm đạm, giận dữ, hoảng sợ và thậm chí đẹp nhẹ nhàng. Bầu trời trong lúc bão tố mang đầy cảm xúc và rất có thể bạn sẽ chụp được những bức ảnh để đời nếu biết chớp lấy cơ hội này.
Cách chụp phong cảnh thể loại Cityscape
Bố cục tạo ra sự khác biệt
Một bức ảnh phong cảnh gọi là “nhìn được” thì nó cần đảm bảo những yếu tố về độ nét, tương phản và màu sắc ổn. Nhưng để bức ảnh đó được gọi là “đẹp xuất sắc” thì nó phải có một bố cục khiến người xem mà người xem trầm trồ. Bố cục mà bạn chọn tuỳ thuộc vào vị trí đứng của bạn:
Nếu vị trí đứng của bạn là ngang hoặc cao hơn các toà nhà thì đó sẽ là điều khá thuận lợi vì bạn có nhiều lựa chọn về góc chụp. Khi leo lên đỉnh của một toà nhà cao tầng bạn sẽ có tầm nhìn rộng cả 4 hướng, góc nhìn sẽ không bị hạn chế bởi những toà nhà.
Việc đầu tiên là phải xác định hướng mặt trời lên hoặc xuống rồi căn cứ vào đó bạn định được hướng và góc chụp cho mình. Bạn không nhất thiết phải đặt mặt trời vào trong khung hình của mình mà có thể chọn những cảnh mà có những vệt sáng rõ nét ở phía đường chân trời là được rồi. Tiếp theo kết hợp hướng mặt trời với hướng mà có nhiều toà nhà cao tầng đẹp nhất ở khu vực đó, lúc này một bố cục ổn là bạn hãy tìm cho mình một điểm nhấn.
Ngoài ra những đường dẫn, những điểm giao thoa và hội tụ là một phần không thể thiếu trong thành phần cảnh quan thành phố. Chúng tạo cho bức ảnh thêm góc nhìn, độ sâu, và giúp người xem cảm nhận như đứng từ một điểm của cuộc hành trình đến điểm khác của khung hình.
Chọn thời điểm đẹp (giờ vàng, giờ xanh) để chụp
Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có bóng đổ, nổi khối tạo chiều sâu cho ảnh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.
Ngoài giờ vàng chúng ta còn giờ xanh để chụp lúc mặt trời chưa mọc hoặc mặt trời đã lặn. Lúc đó bầu trời vẫn còn ánh sáng xanh chứ chưa chuyển sang đen kịt, thời điểm này phơi cũng rất đẹp chứ các bạn đừng xếp máy về sớm.
Chọn phương pháp sử dụng
Có hai phương pháp để chụp ảnh phong cảnh thể loại Cityscape là sử dụng filter GND và phương pháp HDR.
Khi chụp phong cảnh thể loại Cityscape vào giờ vàng bạn nên sử dụng filter GND vì sự tiện lợi của nó. Nhưng khi chụp phong cảnh thành phố – Cityscape vào giờ xanh, bạn có thể luân phiên sử dụng 2 phương pháp này. Vào giờ xanh thì độ chênh lệch ánh sáng giữa trời và đất không còn nhiều nữa và ánh sáng cũng phức tạp hơn bởi lúc này vùng tối là các toà nhà ánh sáng sẽ phức tạp hơn bởi chúng sẽ được bật đèn sáng trưng, đôi khi sử dụng GND sẽ làm tối đi bức ảnh ở vùng trời và việc đo sáng sẽ không chính xác nữa. Việc sử dụng phương pháp HDR giúp bạn chủ động hơn trong việc cân bằng giữa các vùng sáng ở các vị trí khác nhau trong khung hình.
Thiết lập chế độ chụp
Việc thiết lập chế độ chụp thì bạn nên sử dụng chế độ AP dù cho là chụp chân dung hay phong cảnh. Với một chiếc máy Fulframe đời mới bây giờ bạn có thể dễ dàng đo sáng chuẩn khi để chế độ chụp AP, bạn chỉ cần set ISO, Khẩu độ và cân bằng sáng EV, còn máy sẽ tự động đo tốc độ chụp. Bạn nên set thông số cho một bức ảnh Cityscape thông thường như sau:
  • WB auto, đo sáng toàn khung hình.
  • ISO 100 – Giảm tối đa sự xuất hiện của noise
  • Khẩu độ f8-11, đây là khẩu độ tối ưu đảm bảo độ nét đạt yêu cầu và tránh ảnh bị hiện tượng nhiễu xạ (xuất hiện khi bạn để khẩu độ quá thấp).
  • EV: phụ thuộc vào điểm đo sáng và kinh nghiệm, ví dụ khi đo sáng vào điểm sáng hơn so với độ sáng trung bình của khung hình thì tôi thường giảm EV một chút tuỳ vào mức chênh lệch mức độ sáng, và ngược lại cho trường hợp tăng EV.
Lấy nét bằng tay qua Live View
Việc lấy nét qua View finder quả thực là một cực hình mà cũng rất khó để đảm bảo độ nét cho ảnh, các tốt nhất và đơn giản nhất là chuyển qua chế độ Live View để lấy nét. Ngoài những kinh nghiệm chụp phong cảnh thể loại Cityscape trên thì bạn cần cần linh động với từng điều kiện chụp.
Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/may-anh/kinh-nghiem-chup-anh-phong-canh-the-loai-cityscape.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top chân máy Benro không nên bỏ qua

Ưu nhược điểm của loa bookshelf

Thông số kỹ thuật cơ bản trên loa có ý nghĩa gì?